Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013


 Sự Tích Bát Canh Trắng
 Từ ngày về làm dâu,tết này nàng mới được mẹ chồng tin tưởng giao cho làm mâm cỗ cúng giao thừa.
 Nhà chồng nàng là một gia đình nề nếp,khá giả,rất tôn trọng truyền thóng gia phong.Khi mâm cỗ thịnh soạn đã được bàn tay khéo léo của nàng sắp đặt xong.Bỗng bà mẹ chồng nói:
 -Còn thiếu bát canh trắng truyền thống nữa con ạ.
 Không phải nàng không biết mâm cơm cúng giao thừa của nhà chồng năm nào cũng có bát canh trắng,nhưng nàng nghĩ con cháu có ai ăn món đấy đâu,năm nào cũng đặt lên bàn thờ,rồi để cho qua tết,chả ai động đến.Nên năm nay nàng chủ tâm không làm nữa.Nghe mẹ chồng nhắc,nàng lẳng lặng làm tiếp bát canh trắng mang lên đặt trên bàn thờ.
 Mẹ chồng hỏi:
 - Con làm bát canh trắng thế nào mà nhanh vậy?
 - Thì con lấy bát nước lã đun sôi,cho chút bột canh,mỳ chính,hành hoa thái nhỏ cho vào là xong ạ.
 Giọng bà mẹ chồng ôn tồn nhưng nghiêm khắc nói:
 - Con hạ ngay bát canh đấy xuống.Để mẹ kể cho các con nghe sự tích bát canh trắng truyền thống của gia đình ta:Đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước nhà ta nghèo lắm,các cụ phải đi làm thuê làm mướn cho địa chủ trong làng.Ba mươi tết năm ấy nhà không có gì để cúng tổ tiên,cụ bà phải sang nhà lý trưởng nói khó mua chịu được chiêc chân giò về làm cơm cúng,khi chân giò vừa luộc xong thì mụ vợ của lý trưởng đến réo ầm ĩ ngoài ngõ,đòi lại cái chân giò,dút khoat không cho mua chịu.Cụ bà ra nói là đã trót luộc mất rồi,mụ vợ lý trưởng bảo luộc rồi cũng đòi về không bán chịu.Cụ đành rơi nước mắt mà trả lại mụ lý cái chân giò đã luộc.Giao Thừa năm ấy chỉ có bát nước suýt luộc chân giò đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên.
 Ký lạ thay kể từ năm ấy nhà ta làm ăn gặp rất nhiều may mắn,cuộc sống cứ đổi thay khá lên trông thấy.Từ đó năm nào trong mâm cơm cúng giao thừa cũng phải có bát nước suýt luộc chân giò,vừa để ghi nhớ nỗi nhục của cảnh nghèo khó,và cũng là để tạ ơn tổ tiên phù trợ cho con cháu,và nhắc nhở con cháu sau này.
 Nghe xong câu chuyện,nàng thầm trách mình quá hồ đồ, sao không hỏi mẹ chồng rõ nguồn gốc bát nước canh mà đi tự ý làm.
 Ngoài trời mưa xuân rơi nhè nhẹ,một mùa xuân mới đang về.

     Sếp Chúc Nhau
Nhân dịp năm mới,hai sếp chúc nhau:
- Năm mới chúc ông mạnh khỏe,liêm chính,thành công!
- Ông chúc tôi mạnh khỏe,thành công thì tốt rồi.Còn tôi không liêm chính hay sao mà ông lại chúc tôi phải liêm chính?
- Ông liêm chính đến mức nào thì tự ông biết.Tôi chúc ông như vậy cũng không thừa,và mong muốn điều tốt đẹp đến cho ông.
- Vậy thì tôi cũng chúc ông mạnh khỏe, liêm chính,trí,dũng song toàn trong khi ăn.
- Sao khi ăn lại phải trí,dũng song toàn,ông thật là ...
- Ông để tôi giải thích cho mà nghe:Ở tuổi chúng ta của ngon vật lạ chén đã nhiều,nguy cơ bệnh tật nan y luôn rình rập trong từng miếng ăn,ngồi trước mâm cỗ đầy món bổ béo,mà mình lại đang bị tiểu đường hay gut,hoặc mỡ máu,không đủ lý trí mà vượt qua,không đủ lòng dũng cảm mà từ chối,tiếc của giời mà chén cho đẫy vào,thế nào về cũng bị bệnh nó hành cho khốn khổ.Âý là nói về bữa ăn vào mồm.Còn khi có các vụ ăn chia,không đủ trí dũng mà từ chối:Ăn bớt, ăn hối lộ,ăn cắp của công thì có ngày tiêu tan sự nghiệp ông hiểu chưa.
Hai sếp cùng nâng ly, cả cười, chúc nhau mùa xuân mới.



                                                   Ca Rao
                                       *Đi lễ cầu lộc cầu tài
                           Móc túi nhan nhản,ăn mày nhâu nhâu
                                      Lộc tài thôi chả dám cầu
                            Cầu sao thoát khỏi cho mau cảnh này

                                  *Rượu vào lắm chuyện tuôn ra
                           Chướng tai, hoa mắt thế là choảng nhau
                                       Kẻ u trán,kẻ bươu đầu
                             Tỉnh ra chán quá, bạn bầu chứ ai

                                       *Sang gì mấy kẻ bạc bài
                             Không đi "chăn muỗi",có ngày ăn xin.