Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012


Món Quà Quý
 Nàng là vợ của một con buôn, do trúng mánh mới được thăng hạng "đại gia".
  Tiền của nhiều như nước, nàng thỏa sức mua sắm. Cuộc sống của nàng mỗi ngày thêm quý phái. Hàng hiệu, vàng ngọc nàng đắp đầy người, thật là mãn nguyện. Nàng thực sự biết ơn chồng, người đã mang lại cho nàng sự giàu sang, phú quý này.
 Để thể hiện lòng biết ơn, nàng muốn tặng chồng một món quà thật đặc biệt, thật quý giá. Sau rất nhiều lựa chọn,nếu mua tặng chồng thứ này, thứ kia, dẫu có đắt tiền nàng cũng thấy chưa thỏa mãn lắm. Cuối cùng một ý cực hay lóe ra trong óc nàng và nàng bắt tay thực hiện ngay. Món quà tri ân chồng nàng sẽ tặng vào dịp kỉ niệm mười năm ngày cưới.
Hôm ấy nàng làm một bữa tiệc thật ngon,cùng chồng diễn lại cảnh uống rượu như ngày cưới, tháo nhẫn ra tặng lại nhau, rồi dìu nhau vào động phòng hoa trúc. Tới đây nàng tiết lộ cho chồng biết món quà đặc biệt ý nghĩa mà nàng sắp dâng cho chồng. Nàng thỏ thẻ:
- Thú thật với anh khi mình cưới nhau cái ngàn vàng của em không còn, có khi anh cũng chả biết vì chả thấy anh nhắc gì đến chuyện đó. Chắc hồi đó anh cũng là chàng trai tơ nên chả biết cảm giác thưởng thức cái ngàn vàng nó thế nào mà biết nó còn hay mất. Nay em sẽ cho anh hưởng thụ cái ngàn vàng vì em vừa đi làm mới đảm bảo olazin!
- ??!. 
                                         Gió Đổi Chiều
 Các bạn thợ ở xí nghiệp gọi anh thân mật là sư phụ,vì anh rất giỏi nghề và chỉ giúp cho rất nhiều người những bí quyết trong nghề nghiệp.
 Mỗi tội sư phụ vẫn phải làm hợp đồng cho xí nghiệp,chờ ngày có chỉ tiêu sẽ được vào biên chế.(Vì anh xin chuyển cơ quan).Đời cũng thật oái oăm,rất nhiều người làng nhàng ở đâu đến chỉ tháng trước,tháng sau là được vào biên chế.Còn "sư phụ" cứ ra sức cống hiến,kèm cặp tay nghề cho các thợ bạn,vẫn cứ là hợp đồng.
 Anh nhớ nhất là vào buổi sáng hôm ấy,một cô gái da rám nắng,móng tay, móng chân vẫn hằn vết gạch cua,vừa bước từ đồng ruộng ra thành phố.Khi cửa xưởng mở thì cô gái bước vào mau mắn chào mọi người và hỏi đích danh anh.Cô gái nói:
 - Giám đốc bảo em xuống gặp anh,nhờ anh giao việc và chỉ bảo cho em làm.Rất thất vọng vì bao lần hứa hẹn của giám đốc mà vẫn không được vào biên chế,anh nhìn cô gái lắc đầu:
 - Em thì biết làm gì ở chỗ này nhỉ?Em lên bảo với giám đốc anh không phải là lò đào tạo,và em cũng không thích hợp với máy móc,búa kìm ngay được đâu.
 Cô gái đỏ bừng mặt,vùng vằng đi lên phòng giám đốc.Hôm sau thấy cô ta xuống nhận việc ở kho vật tư của xí nghiệp.Tuần sau thì bà thủ kho bàn giao sổ sách cho cô gái rồi xuống làm cấp dưỡng.Thì ra cô ta là cháu ruột giám đốc.Tháng sau thì cô gái được vào biên chế,còn anh thì giám đốc gọi lên chấm dứt hợp đồng.Mọi người rất bất ngờ với quyết định của giám đốc,còn anh thì bảo:
 - Vì mình thiếu khoản "đầu tiên" ấy mà.
 Anh về tự mở một xưởng cơ khí,công việc cũng khá phát đạt,công việc mỗi ngày một mở rộng,Một hôm có mấy bạn thợ của xí nghiệp xin anh cho vào làm.Họ kể:
 - Xí nghiệp tan nát hết rồi sư phụ ạ,giám đốc lôi một lũ con cái,họ hàng ở quê lên nhét vào các vị trí then chốt của xí nghiệp:Nào kế toán,thủ kho,thợ thì toàn mấy tay ở quê lái máy công nông,chạy máy xay sát lên làm đội trưởng các đội cơ khí chế tạo.Sư phụ biết rồi đấy,đội hình ấy thì làm ăn gì.Con bé cháu giám đốc làm thủ kho ôm hàng tỷ đồng của xí nghiệp đi đánh bạc bị công an bắt rồi.Giờ công nhân nghỉ chờ việc dài dài,giám đốc thì như cá nằm trên thớt chờ thanh tra kết luận về mua bán công trình và thất thoát vật tư.
 Anh cười và nói :
 - Ông ấy gieo nhân nào thì gặt quả ấy thôi.Các cậu cứ đến đây làm cùng mình.
                                Lời của kẻ hối cải
 Vừa gầy ,vừa đen,vừa hèn,vừa ngu là lời bạn bè đặt cho hắn khi còn bé.Vậy mà khi trưởng thành hắn to cao phổng phao hẳn lên.Nhưng bản chất của hắn thì những người quen biết đều nhận thấy hắn không thay đổi là mấy.Lười lao động,thích ăn chơi,hắn chả chịu học hành,kiếm nghề ngỗng gì mà làm ăn cả.Nhà hắn giàu có gì cho cam,bố mẹ nhận được ít tiền đền bù ruộng đất,hắn bắt mua cho hắn chiếc xe máy để chạy xe ôm.Nhưng đợi chở khách thì ít mà hắn chỉ xúm xít vào các đám đỏ đen vỉa hè thì nhiều.Rồi hắn bán cả xe để đổ vào những trận đỏ đen.Ai cũng bảo hèn và ngu như hắn mà ham cờ bạc thì tiền núi cũng hết.Cùng đường hắn bỏ nhà đi bụi.Bẵng đi một thời gian bỗng cả làng xôn xao tin hắn bị bắt vì tội cờ bạc bịp,lừa đảo, trấn lột trên xe khách liên tỉnh bằng các trò đỏ đen và bán hàng đểu giá cắt cổ.
 Sau thời gian cải tạo,hắn trở về làng tính chuyện cải tà quy chính làm ăn lương thiện.Bạn bè đến thăm hỏi,có thằng bạn thân nói:
 - Một thằng như mày mà giám làm những việc tưởng chỉ những thằng phải liều lĩnh,ma giáo mới giám làm là sao?
 Hắn thành thật trả lời:
 - Đói ăn vụng, túng làm càn thôi,chứ thực ra lúc đầu cũng sợ lắm.Nhưng lạ cái cả xe khách đông như thế,biết tao lừa hẳn hoi mà chả ai giám nói gì.Những thằng bị tao moi tiền cháy túi cũng chẳng giám ho he,chứ thực ra họ đồng lòng hô hoán lên thì tao chết chắc.Nhất là bán hàng đểu, giá cắt cổ rất dễ kiếm tiền.Không hiểu sao ai nhìn thấy tao cũng sợ,nên cứ răm rắp trả tiền khi đã trót cầm hàng của tao.Lần tao bị bắt là tao dúi hàng vào tay một ông già,ông ấy không thèm xem mà vứt trả lại tao.Thấy trên xe đã có đến ba người phải ngoan ngoãn mua rồi,tao mới làm mặt bặm trợn dọa ông già,không ngờ bị ông cho một chưởng ù tai,chưa hết choáng thì tay đã bị bẻ quặt ra sau tê dại.Mọi người trong xe vẫn ngồi im phăng phắc mới lạ chứ,phải đến một lúc sau thấy tao không cựa quậy gì được mọi người mới ồn ào bảo lái xe dừng lại ở tram kiểm soát và giao tao cho công an.
 Rồi hắn nhận xét không ngu tý nào:
 - Người ta khi đi tàu, đi xe,dù đông đúc thật đấy nhưng ai cũng đơn lẻ,ai cũng chỉ biết lo phận mình,lo cho hành trình của mình,nên khi gặp sự cố,họ chỉ mong mình đừng bị xâm hại là được.Cho nên những thằng ngu và hèn như tao mới giám liều.
 - ??!


                                    Ca Rao
                    Chính chuyên gái chỉ chờ chồng
              Xe không chính chủ là ông phạt liền
                    Chính chuyên là gái ngoan hiền
              Xe không chính chủ nộp tiền phạt mau

                                        *
                                     *    *
                    Đập sông Tranh chẳng vỡ đâu
              Bà con yên trí làm giàu đi thôi
                    Quan trên bảo an toàn rồi
             Chẳng may đập vỡ tại trời không thương

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

                                    Ông Thách

 Phải công nhận nhà ông làm to và đẹp nhất xóm.
 Chả bù cho ngày xưa nhà ông chạy ăn từng bữa,vì nhà đông con nheo nhóc.Tội nhất là cứ vào dịp tết,có năm ba mươi tết nhà ông còn đánh chửi nhau chí chóe vì không có quần áo mới cho lũ trẻ,không có cả gạo nếp để gói bánh trưng.Rồi bà con chòm xóm người giúp đấu gạo,người cho con cá,người cho miếng thịt...Nhà ông cũng tiềm tiệm qua tết.Giờ cứ nghĩ lại, lại thấy tội tội,nhưng có cái gì đó rưng rưng ấm áp tình nghĩa xóm làng.
 Giờ thì ông có nhà to,đẹp nhất xóm.Chả là nhà ông đông nhân khẩu,đông nhân khẩu thì được chia nhiều ruộng đất.Ruộng đất vào quy hoạch,nhà ông nhiều ruộng đất nên được đền bù nhiều.Thế là ông làm nhà to nhất xóm,cổng cao,tường kín.Con ông đứa nào cũng xe máy đời mới,lượn như cá cảnh khắp xóm suốt ngày.Ông còn mua về giàn karaoke xịn.Nhà ông suốt ngày vang lên tiếng hát khê đặc,om sòm tra tấn hàng xóm đến khổ.
 Rồi con ông đứa bị tai nạn xe máy  do lạng lách,đi ẩu đâm đổ tường nhà người ta.Đứa thì cắm xe để đưa bồ vào sàn nhảy,"cắn thuốc" cho sành điệu.Nhà ông bây giờ lại chí chóe đánh chửi nhau,nhưng mà bằng mi- cờ -rô vì có những trận bà đang hát karaoke thì ông nện thằng con lớn vì tội cạy tủ lấy trộm tiền.Thế là mọi âm thanh hỗn loạn đều được phát tán rất xa...
 Bà con hàng xóm than:nhà này xưa nghèo khó,thường xóm giềng chỉ khổ với nhà nó vào dịp giáp tết,giờ nhà nó giàu có thì khổ với nhà nó quanh năm.
 Hôm họp bầu gia đình văn hóa,một người đề nghị nhà ông tháo bỏ biển "gia đình văn hóa" đóng ở cổng vì nhà ông năm nay không đạt tiêu chuân.Ông đứng dậy đỏ mặt tía tai nói:
 -Đạt gia đình văn hóa là từng năm,còn được đóng biển gia đình văn hóa là vĩnh viễn.Ông thách đứa nào dám tháo biển gia đình văn hóa nhà ông đấy.

                                                                        Nhận Lỗi
 
 
 Nhà ấy có cách dạy con khác với truyền thống các cụ để lại.
Các cụ thường bảo: "Thương cho roi cho vọt..." Nhưng nhà ấy thì khác, họ không bao giờ đánh con. Những khi chúng mắc lỗi, dù lớn dù nhỏ, bố mẹ chỉ bắt khoanh tay xin lỗi rồi thôi. Thậm  chí có lần thằng con nghịch dại bật lửa đốt bếp nhà hàng xóm. Bố mẹ nó cũng cắn răng chịu đền và bắt con sang xin lỗi nhà hàng xóm, chứ tịnh không đánh phạt gì cả. Có lần bọn trẻ đùa nghịch cạnh bờ ao, thằng anh cướp chùm khế ngọt của thằng em, thằng em không chịu. Thằng anh đẩy em lăn tùm xuống ao rồi đứng nhìn nó "giã gạo" may mà bà mẹ nhìn thấy lôi con lên thoát chết. Ấy vậy mà thằng anh cũng chỉ phải khoanh tay xin lỗi bố mẹ, xin lỗi em lần sau không thế nữa. Mấy đứa con nhà ấy lớn lên trong sự xê xoa, dung túng của bố mẹ nên ý thức của chúng trong cuộc sống rất kém. Chúng rất hay tự ái, dễ nổi khùng với xung quanh, và chỉ làm theo ý thích của minh, và nhất là không sợ phạm lỗi. Nhưng nghe chừng bố mẹ chúng rất thỏa mãn với những đứa con của mình. Họ luôn coi biết nhận lỗi và biết xin lỗi là quá đủ với mọi lỗi lầm, sai hỏng của con cái.
 Có lần một đứa con dành dụm được món tiền định để mua ô tô. Ông bố đến nói cần một số tiền lớn để tiêu gấp. Tưởng ông tiêu vào việc gì, hóa ra ông nằm mơ thấy có người cho số đánh đề, ông đem số tiền đó dánh sạch vào đề, tối về trắng tay. Ông nói với con:
- Bố xin lỗi con, thực ra bố muốn cho con bảy mươi cái ô tô nên mới làm thế.
Một lần hai vợ chồng đưa cháu đích tôn đi chơi hội chợ. Ông thì mải đầu tư vào vui chơi có thưởng, bà thì bị mấy quán hàng mỹ phẩm hút hồn. Chả ai để ý đế cháu để thằng bé bị lạc. Họ nháo nhác đi tìm, khi nhìn thấy thằng bé thì là lúc nó đang đi qua đường nườm nượp xe cộ, một chiếc xe máy quệt vào khiến thắng bé phải đi cấp cứu. Thằng bé vĩnh viễn bị tàn tật. Bố mẹ nó xót xa lắm, nhưng ông bà thì nói:
- Từ xưa đến nay bố mẹ không trách phạt các con bao giờ, nay trót để chuyện này xảy ra bố mẹ thành thật nhận lỗi với các con.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

                                     Một duộc

 Hắn yêu một cô gái cùng cơ quan.Sau hai người không nên vợ nên chồng được.
 Thế rồi cô gái đi lấy chồng,hắn cũng đi lấy vợ.
 Một thời gian sau cô gái người yêu cũ của hắn ngang nhiên cặp bồ với bạn đồng nghiệp.
 Một hôm hắn tâm sự với ông bạn thân:
 -Không ngờ ả ta lại là loại đàn bà lẳng lơ,không chung thủy như vậy.Thật là may là mình không lấy ả,không thì thật là nhục.
 Hôm ấy sau buổi liên hoan cơ quan,mọi người kéo nhau đi hát karaoke.Hắn và người yêu cũ lại cùng một phòng.Lúc này cô ả đã đá anh bồ kia rồi.Cô ta chủ động ngồi sát bên hắn,chon những bài hát khơi gợi lại tình xưa nghĩa cũ hát đắm đuối.Hắn xuồng xã quàng tay ôm cô ta hát say xưa.Hắn nhủ thầm:"tình cũ không rủ cũng đến,của trời mất gì mà không hưởng".Từ ấy hắn công khai cặp bồ với cô ả.
 Bạn hắn nhắc:
 -Sao bây giờ cậu không khinh ả ta lẳng lơ thiếu chung thủy nữa à?
 -...

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012


                                   Ca Rao
                      *Trâu buộc thì ghét trâu ăn
                        Lâm tặc thì khoái kiểm lâm về hùa

                                *Hám lời đỉa đói cũng nuôi
                        Giờ đồng nhung nhúc,trời ơi nó lừa

                               *Chim khôn hót tiếng rảnh rang
                        Người khôn sao lại nói bằng tiếng... lai?

                              *Bao giờ giá hạ lương tăng
                        Là khi buôn điện,bán xăng phát tài
                               Bây giờ thở ngắn than dài
                        Gía tăng,lương hẻo,lỗ hoài điện,xăng(!)

                             *Thằng Cuội về lại cung trăng
                        Lưỡi nó rụt lại vì rằng nó thua
                              Cuội vừa xuống dự thi lừa
                        Ông Xăng dành được ngôi vua mất rồi

                               Nhà Có Khách
Hai đứa trẻ nói chuyện với nhau:
-Tớ rất thích bữa nào nhà tớ có khách vì mẹ tớ làm các món ăn rất nhiều và rất ngon.
- Tớ thì ngược lại,cứ bữa nào nhà có khách là bố tớ lại say rượu và chị em tớ thì chả còn gì để ăn.



                                        Những Dấu Chấm Than
Năm ngoái nhà ấy vừa bán đất lấy tiền xây nhà cho cậu con út.
 Tôi ghé vào chơi khi ngôi nhà đang xây tường tầng hai.Trên chiếc chiếu để ấm chén cho thợ nghỉ giải lao, tôi thấy vợ chồng ông chủ nhà và cậu con út đang ngồi,trên tay mỗi người một quyển sổ một cây bút.Tôi nghĩ thầm:Nhà này điều hành công việc xây cất chặt chẽ gớm.Chắc cậu út đang theo dõi bản vẽ xây dựng,còn hai ông bà thì tính sổ chi phí vật liệu và công thợ.Bỗng ở trên giàn giáo một cậu thợ hỏi rõ to:
- Đã tính ra con gì cho hôm nay chưa hả bố?
 Thì ra đội chủ nhà đang tính toán số đề chứ không phải đang tính toán,theo dõi thi công.
 Năm nay cậu út vẫn ở tạm trong gian tầng một chưa trát xong,tường tầng hai vẫn đang nhấp nhô xây dở như các dấu chấm than trên đầu.



                                         May
                        Hôm qua em đến chơi nhà
               Thấy mẹ đánh chắn, thấy cha tính đề
                        Anh thì mới nhậu còn phê
               Chẳng ai đón tiếp,em" quê" quá chừng
                        Ra về em thấy mừng mừng
               Không mục sở thị chưa chừng cưới anh
                                Vào Đời - Phá Đời


 Thỉnh thoảng hắn lại vò đầu vỗ gối than:
- Cuộc đời như một giấc chiêm bao,ôi khổ cái thân tôi,tội nghiệp cái thân già ngu ngốc này.
 Ngày ấy hắn nhập vào đội quân "chợ người",ngồi đợi việc ở đầu cầu trong thị xã.
 Số phận dun dủi,hắn gặp được cô gái nhà ở trong một ngõ hẻm của thị xã.
 Hắn được ở rể vì cô gái là con một,bố mẹ cũng già rồi.
 Cuộc sống của hắn cứ lặng lẽ trôi,chỉ đến khi cô con gái của hắn lấy chồng thì hắn đổi đời.
 Cũng như hắn,con rể hắn lại ở rể,vì nhà hắn chỉ có độc mụn con gái.
 Rể của hắn là một con buôn,bây giờ người ta gọi là nhà doanh nghiệp.Rể hắn thuê mở một văn phòng giao dịch nhỏ,chủ yếu là buôn nước bọt.
 Chàng rể của hắn biết chiều ý bố vợ lắm.Trong nhà hắn giờ lúc nào cũng đầy rượu,bia.Hắn hay khoe với hàng xóm rằng bây giờ nhà hắn ba ngày bốn bữa tiệc nhỏ,năm ngày hai bữa tiệc to...
 Một hôm con rể bảo hắn:
 -Hôm nay con sẽ đưa bố vào đời.
 Mang tiếng sống ở thị xã hơn hai chục năm,nhưng hắn cũng ít va chạm lắm,chỉ chí thú trong việc phụ nề,phụ vữa hàng ngày,nên khi nghe thằng rể bảo cho bố vào đời,hắn chả hiểu thằng rể đãi hắn món gì nên cứ háo hức đợi tối nó đi làm về rồi đi.
 Thi ra "vào đời" là thằng con rể cho hắn chén một bữa đặc sản ở nhà hàng,sau đó đưa gã vào nhà tẩm quất mát xa ở ngay phố bên cạnh.Lần đầu tiên trong đời gã "chơi gái".
 Được "rể quý" chu cấp,nên mới ngoài năm mươi tuổi gã tuyên bố:" Hưu" khi bạn thợ đến gọi đi làm.
 -Đời là mấy,hưởng thụ đi thôi.
 Hắn thường nói với mấy ông bạn hàng xóm bằng giọng đầy đắc ý,mãn nguyện.
 vợ hắn bị mắc bệnh lậu,thị đi khám về lu loa lên rằng chỉ có hắn đổ bệnh cho thị chứ còn ai nữa.Thế là bao cuộc "vào đời" của hắn với con rể bị khui ra hết.
 Không chịu nổi sự bội bạc trác táng của hắn và thằng rể,vợ con hắn cùng đâm đơn ra tòa xin ly dị.
 Giờ thì hắn không gọi thằng con rể là mày, xưng bố nữa,mà gọi con rể là cậu xưng tôi,vì thằng rể nể tình đưa hắn vào chân dọn dẹp văn phòng cho nó.
 Còn việc "đi vào đời" thì bây giờ hắn gọi là đi phá đời,hắn chẳng dám màng đến nữa vì thằng rể cũng không mời hắn nữa.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

                     Nàng ô sin và cô chủ tốt bụng

 Nàng ý thức được vai trò của nàng trong ngôi nhà này lắm.
 Cứ thử thiếu nàng một ngày xem: Ai sẽ quét dọn,lau chùi cho ngôi nhà sạch sẽ,ai sẽ nấu những bữa ngon miệng cho cả nhà,ai sẽ đưa cu Bin đến trường,đón cu Bin về.Ai sẽ ...Tóm lại nàng là người không thể thiếu trong ngôi nhà này mặc dù nàng chỉ là ô sin.
 Cô chủ nhà tin cậy và nể nàng lắm.Nhiều lần nàng đã ngầm làm trắc nghiệm về vai trò của mình trong nhà này với cô chủ.Một lần nàng tỏ ra uể oải,sắp ốm.Cô chủ cuống lên giục nàng đi khám bác sĩ,rồi giục nàng dùng những đồ ăn thức uống giàu dinh dưỡng cho mau khỏe.Có lần nàng tỏ vẻ bồn chồn lo lắng cho đứa con nhỏ ở quê bị ốm nặng,không biết bố nó có lo được thuốc men cho con được chu đáo không,nàng muốn xin cô chủ nghỉ vài ngày về chăm con.Cô chủ lại sốt sắng đưa tiền cho nàng gửi về cho chồng nàng ở nhà thuốc thang cho thằng bé.Cô chủ thật tốt,vì đó toàn là những chiêu nàng tự đặt ra để làm trắc nghiệm,chứ thực tế không phải như vậy.Cô chủ thì quá vô tâm giao phó hết việc nhà cho nàng để cô lo hưởng thụ cuộc sống quý phái của cô.Nàng càng được đà lấn tới...
 Hôm nay nàng bảo cô chủ:
 -Ngày mai cô cho em về quê gặt,mùa vụ đến rồi.
 -Sao lại về gặt vào lúc này?Em về thì ai lo việc ở đây?Chị sắp đi du lịch nước ngoài rồi.
 Nàng nhỏ nhẹ:
 -Trong hợp đồng ghi rõ khi nào em có việc nhà,chủ nhà phải cho em nghỉ để về giải quyết,vả lại em cũng chỉ xin nghỉ mười ngày phép thôi.
 -Nghỉ phép lúc này cũng không được,hay là thế này:Em gọi điện về thuê người gặt, hết bao nhiêu tiền công chị sẽ thanh toán.
 -Tiền nong là một chuyện,còn mười ngày em ở bên chồng em thì tiền nào thanh toán được hả cô.
 Cô chủ mỉm cười:
 -Bấy lâu nay chị vô tâm quá,chị xin lỗi em về chuyện tế nhị này.Em nói là chỉ mười ngày thôi chứ gì? Hay là thế này nhé:Việc gặt hái ở nhà em cứ bảo chồng em thuê làm hết đi,và mời chồng em lên đây nhân tiện thăm thành phố luôn,chị sẽ xếp cho vợ chồng em một phòng được không?
 -Ôi không được đâu cô ơi.
 -Sao?
 -Em sợ ông chủ không chịu...
 -Em cứ yên tâm chị sẽ bảo anh được mà.
 -Không đâu cô ơi,chồng em mà lên đây thì chỉ ngày trước ngày sau ông chủ không chịu nổi và đánh ghen với chồng em ngay.
 - Hả???


                                                 Còn lên quận nữa...

      Anh cán bộ địa chính phường đưa trả bà Bảy bộ hồ sơ xin cấp phép xây nhà và nói:
- Bà về xin chữ kí của các hộ liền kề vào tờ giấy này, phải nhớ là đủ hết các hộ giáp Đông, Tây, Nam, Bắc với nhà bà nếu có, không được thiếu ai đấy. Họ mà không kí là bà không làm được nhà đâu.
Bà Bảy thoáng lo lắng hỏi lại:
- Thế ra các hộ liền kề là người cấp phép cho tôi làm nhà à? Còn những nơi những cửa mà tôi đã phải chạy đi chạy lại xin dấu, xin má thì sao?
- Thủ tục là thế, không thể thiếu một điều nào trong thủ tục cấp phép cả. Thôi bà về đi.
Bà Bảy lo lắng thế thôi, chứ bà Bảy ăn ở với hàng xóm láng giềng cũng đầy đặn lắm, nên việc xin chữ kí của các hộ liền kề không khó khăn vướng mắc gì. Nhưng bà cứ tự hỏi giả sử có nhà nào đó có tư thù gì với bà thật mà họ không kí thì sao nhỉ? Chả nhẽ bà không làm được nhà thật như anh cán bộ địa chính cảnh báo à?
Bà bảy đưa lại bộ hồ sơ cho anh cán bộ địa chính phường, anh ta xem qua chữ kí của các hộ liền kề rồi nói:
- Không hợp lệ bà ạ. Nhà ông Sửu đã cho cháu ông ấy đứng tên sổ đỏ mà ông ấy vẫn kí là không được, nhà bà Lưu chỉ ghi mỗi họ tên mà không kí cũng không được, bà này cậy mình là tiến sỹ nên kênh kiệu lắm tôi biết, bà về xin lại đi.
Bà Bảy lại lật đật ôm đống giấy tờ, thủ tục về. Bà gặp bà Lưu và nói:
- Bà làm ơn kí cho tôi một chữ rồi hãy ghi họ tên, người ta yêu cầu thế. Tôi biết bà là tiến sỹ chữ kí của bà quý lắm, nhưng luật lệ là thế xin bà giúp cho. Bà Lưu nói:
- Các văn bản giấy tờ tôi kí nhận, tôi chỉ viết có thế thôi, làm sao bảo không hợp lệ?
- Khổ lắm cơ bà ơi, tôi chạy vạy mấy tháng trời vì cái hồ sơ cấp phép này rồi, giờ mới đến nhờ các bà mong bà giúp cho. Bà Lưu tỏ vẻ bức xúc:
- Kì quặc thật, người ta kí thế nào là quyền của người ta sao bảo là không hợp lệ. Mà này tôi hỏi thật nhé bà có phong bì phong bao gì không khi đi làm thủ tục này?
- Tôi làm gì có phong bao phong bì...
- Ối giời ơi thế thì bà còn đi lên đi xuống còn mệt, mỗi hôm người ta sẽ chỉ cho bà một việc cần phải làm, một thủ tục bà còn thiếu có đúng không? Bà nghe tôi cứ thế, cứ thế( bà Lưu ghé tai bà Bảy thì thầm điều gì đó) bà cứ thế mà nộp, chúng tôi không cần phải kí lại đâu.
Bà bảy trao lại tập hồ sơ cho anh cán bộ địa chính phường, ngay trang đầu của tập hồ sơ là chiếc phong bì dầy dầy rơi ra. Anh cán bộ địa chính ý tứ nhét nó xuống chồng hồ sơ bên cạnh rồi gật đầu bảo ba Bảy:
- Hố sơ của bà thế là tạm ổn rồi, bà về đợi đầu tuần sau đến lấy kết quả, rồi đem lên quận xin tiếp.
Bà Bảy run lẩy bẩy kêu lên: Ối giời ơi lại còn lên quận nữa...

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012


                               
                               *Có câu bóc ngắn,cắn dài
                          Ông xăng,ông điện lỗ hoài còn kêu

                                  *Cho hay muôn sự tại trời
                           Lật xe lâm tặc mới lòi kiểm lâm

                                 *Tay cầm bầu rượu,nắm nem
                          Rượu thì rượu rởm,nem kèm thịt thiu
                                  Cuộc vui chưa được bao nhiêu
                          Nhà thương cấp cứu vội dìu nhau đi

                                *Sếp ngông vén tay áo xô
                          Năm tỷ đổ một ván cờ, gớm chưa
                                 Bây giờ sếp được,sếp thua
                          Vào ngồi bóc lịch cho chừa thói ngông

                              *Gió đưa cây cải về trời
                         Sếp đưa vợ "lính" vào nơi nhà hàng
                               Tư vấn gì đâu - tình tang
                         Việc bị bại lộ bẽ bàng - sếp ha!

                        Ca Dao Mới

                         *Sân gôn thì mấy cũng ừ
                 Bệnh viện trường học từ từ hãng hay

                        *Dại gì tham bát bỏ mâm
                 Lờ cho tham nhũng,quà ngầm lớn hơn

                        *Lâm tặc hay là kiểm lâm
                 Lật xe mới lộ cái tâm chúa rừng

                        *Phải chăng giun đất hóa rồng
                Tài hèn,đức mọn,nhưng ông rất liều
                         Vợ người ông cũng cứ yêu
                Phen này rồng lộn chắc tiêu ghế rồi.

                       *ú ớ chẳng nhớ sử ta
                Phim ảnh cho lắm ba hoa sử người
                       Cho nên lắm chuyện tức cười
                Vua này cai trị ở đời nhà kia.      

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012


   Ôi Giám Khảo
 Quê tôi có truyền thống hoạt động văn hóa,văn nghệ nổi tiếng khắp vùng.
 Năm nay làng tổ chức hẳn cuộc thi truyện ngắn,thế mới oách chứ.
 Ban giám khảo được cử ra,năm nay có thêm một nhà tài trợ cũng được mời vào ban giám khảo.
 Mọi người nghĩ ban tổ cức khéo động viên khi mời nhà tài trợ vào làm giám khảo cuộc thi văn.Bởi ai cũng biết ông này chỉ nhiều tiền chứ làm gì có kiến thức văn chương.Mời ông vào để khi trao giải,ông đứng ra trao tặng phẩm bằng những đồng tiền tài trợ của ông,ông cũng thấy mát ruột,tự hào vì đồng tiền đã đầu tư đúng chỗ,đặng làm gương cho các nhà giàu khác trong làng cho các cuộc thi sau...
 Ai dè khi vào chấm các tác phẩm,ông cũng đòi đươc như các giám khảo khác,cũng giành đọc và cho điểm các tác phẩm dự thi.Mọi người cũng thấy vui vui vì sự nhiệt tình của ông.
 Khi các giám khảo đang nghiêm túc đọc các tác phẩm dự thi,bỗng ông nói oang oang:
- Tay này tùy tiện thật,hắn dẫn lời của sếch -si -pia làm gì không biết?Mà Sếch -si- pia là ai,ông ấy nói câu này ở đâu,chả có giải nghĩa chú thích gì cả,thật là lơ mơ.
Ở một chuyện khác của tác giả khác ông lại bực dọc thốt lên:
 -Dân làng mình,viết chuyện làng mình có phải hay không,việc gì phải kể lể những chuyện tận Tuốc -mê -nia,với Stốc- Khôm,đố ai biết những chỗ ấy ở đâu mà kiểm chứng xem tác giả nói thật hay bịa đặt.
 Ở một chuyện khác ông bảo:
 - Tay tác giả này to gan thật,định dùng lời của cây cỏ để nói xấu chế độ chắc,là phận cỏ cây mà đòi vượt cả ủy ban à?...
 Ban giám khảo chỉ biết nhìn nhau,tự trách mình chỉ vì tiền mà đưa ông ấy vào ban giám khảo,để việc chấm thi trở nên dở khóc dở cười.

          Thế Thì Nghe Được

 Chị đã qua tuổi trưởng thành đến hơn ba chục năm rồi,vậy mà chị vẫn phòng đơn,gối chiếc.
 Người ta cứ hay đổ cho duyên phận,nhưng với chị thì có khi không phải.Hồi trẻ chị cũng đẹp mặn mà lắm,các anh  xếp hàng chật cả ngõ,chị mãi mà chả "ký duyệt được đơn nào".Chả phải chị cành cao lắm đâu,mà nhà chị đông anh chị em,bố mẹ lại gia giáo,nên đám nào chị cũng phải chờ biểu quyết của đại gia đình,và thế là ngày xuân cứ thấm thoát trôi...
 Giờ thì chị đã ngoài năm mươi rồi.Chị mới dựng một ngôi nhà lầu khá khang trang.Bà con chòm xóm nói vui:
 -Nhà cao cửa rộng rồi,mở cuộc kén rể nữa cho yên ấm cuộc đời.
 Cũng có vài đám lân la đến với chị nhưng chị không ưng lắm.Thế rồi có một bác ngoài sáu mươi vừa góa vợ lọt được vào "mắt xanh" của chị.Câu chuyện tình của chị tưởng chừng đã đến hồi kết,nhưng không,đùng một cái anh cả của chị ở trên tỉnh về,biết chuyện làm toáng lên:
 -Lấy ai không lấy,lấy cái lão già ấy làm gì! Người ta lấy cô hay lấy cái nhà của cô? Làm gì có tình ở đây,tiền thì có.Thử hỏi cô không có cái nhà to thế này liệu người ta có đến với cô không?...
 Chị ôm mặt khóc tức tưởi:
 -Chuyện đời em sao anh cứ can thiệp vào mãi thế?Em lấy người ta,về ở với người ta có được không,ngôi nhà này em sẽ trao cho cháu trưởng trông nom có được không?
 -Ờ, ờ thế thì còn khả dĩ nghe được.
 -???


                                    Nói Cùng Trâu

                              Quy hoạch treo đã rụng rồi
                       Bờ xôi,ruộng mật lại ngời lúa khoai
                                  Trâu ơi ta bảo trâu này
                        Cày sâu,bừa kỹ từ rày cho siêng
                         Bao đời đồng đất thiêng liêng
                    Một lần mất hụt ngả nghiêng xóm làng
                              Từ nay tấc đất tấc vàng
                   Trâu thoát được cảnh nhà hàng lên mâm
                            Ta vui đồng ruộng,lấm chân
                     Trâu cùng ta nhé gieo mầm ấm no.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012


                                                            May

  Một ông tìm đến nhờ kiến trúc sư thiết kế cho ngôi nhà.
  Khác với các kiến trúc sư khác, kiến trúc sư này nói:
  - Nghề kiến trúc của tôi cũng là một nghệ thuật, cho nên muốn tôi thiết kế nhà cho ông thì điều đầu tiên ông phải trở thành bạn tôi đã.
  - Sao lại phải thế?
  - Vì là bạn ta mới hiểu nhau, công trình tôi thiết kế mới có hồn, có sắc, tiện ích cho người sử dụng đên từng xen ti mét vuông.
  Thế là từ ấy ông ta và kiến trúc sư thường xuyên giao lưu, đi lại thăm viếng nhậu nhẹt với nhau.
  Đến mùa quýt năm sau vẫn chẳng thấy họ đả động đến bản vẽ nhà cả.
  Khi có người hỏi ông về dự định làm nhà, ông trả lời:
  - Tiền để làm nhà giờ không đủ rồi, nhưng không lo, tôi sắp có một nhà kiến trúc sư là bạn.
  - May mà ông đi thuê thiết kế nhà. Chứ nếu để vợ ôngđi gặp kiến trúc sư này để thiết kế nhà thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra chứ chả nói đến chuyện tiền làm nhà bị thiếu hụt.

             Ca Rao
            *Cảm ơn bác cho chỗ làm
               Phong bì cổng hậu cả trăm triệu đồng
            Hỏi rằng ông có biết không
           "Nội vụ" thế đấy xin ông xét giùm

            *Người ta đi cấy lấy công
        Thi thuê em giúp đức ông lấy bằng
            Có bằng ông mới được thăng
        Ghế này,chức nọ nhớ thằng thi thuê

      *Dân quê ngoại tệ không sành
       Triệu đô hơi đắt để dành "chiếc ô"
      Hơn hai chục tỷ chưa to
   Dành được"ô" ấy họ cho quá hời

   *Phí chồng lên phí cứ thu
     Hết tiền đành phải thu lu ở nhà
        Thế là đường sẽ rộng ra
        Hết ùn,hết tắc thật là tuyệt chiêu

                        Ca Rao
                        * Giá ga giá sữa vừa tăng
                 Đùng đùng lại đến giá xăng vọt xà
                          Xẻ chia nỗi lo của bà
                  Ông đi xe đạp, dưa, cà ông xơi

                    * Con gà cục tác lá chanh
                 Con lợn ục ịch, họ hành thân tôi
                      Kích thích siêu nạc họ nhồi
                  Bà ơi chớ có xơi tôi - hại mình

                     * Kiểm lâm là bảo vệ rừng
              Ngờ đâu lâm tặc "cắm sừng" kiểm lâm
                         Rừng bị chặt phá ầm ầm
             Kiểm lâm há miệng, cứng hàm, mắc quai.

                     * Đất lành chim đậu, phúc dày
                 Đất lành sợ chật cấm bầy chim vô.


                                          Hỏi Đường
 
                            Gặp nhau Vạc mới hỏi Cò
                    Đi vào nhà sếp cổng to hay hầu(hậu)
                        Thằng Cò chẳng giấu - nói mau
                   Muốn vào nhà sếp phải hầu sếp ba(bà)
                            Sếp bà còn đẹp mặn mà
                  Yêu tiền cũng thể như là yêu vang(vàng)
                            Sếp bà kín kẽ dặn rằng
                   Cổng sau bà đón, quà bằng phong bao
                       Chú nào có dáng hoa hào(hào hoa)
                      Hứng lên bà ấy cho vào động tiên
                           Nghe xong Vạc vội đi liền...
 

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012


                             Đỡ Tốn
Thấy đường dẫn điện vào làng trụ toàn làm bằng cây tre,một người hỏi:
- Sao không làm trụ bê tông mà toàn bằng trụ tre?
- Làm bê tông lõi tre thì bị phê phán, kỉ luật ngay, chứ làm toàn bằng tre đỡ tốn xi măng lai chẳng ai kỉ luật được.
- ??!!



                                   Lừa
- Đố cậu:con lừa mẹ là gì?
- Là con lừa sinh ra con lừa con,gọi là con lừa mẹ...
- Thế con lừa con là gì?
- Con lừa con là con của con lừa mẹ chứ còn gì nữa.
- Cậu trả lời lằng nhằng quá,mẹ lừa con lại gọi là con lừa mẹ.
- Chứ còn sao nữa?
- Thực ra con lừa mẹ là con nói dối mẹ,còn con lừa con la con tự dối mình thế thôi
- ??!!



                                   Ca Rao
                                     * Anh đi có biết quê nhà
                            Ao chuôm lấp hết mưa là ngập ngay
                                      Sông quê giờ rác trôi đầy
                            Một dòng đen kịt mùi bay hôi rình
                                       Miếu xưa,chùa cũ,mái đình
                            Trùng tu,tôn tạo biến thành mới toanh
                                     *Nước mình lắm rạch nhiều sông
                            Giờ lo thiếu nước thật không thể ngờ